Thiếu thời và khởi đầu sự nghiệp Alexander_Severus

Alexandros Severus sinh vào ngày 1 tháng 10 năm 208 ở Arca Caesarea, tỉnh Syria Phoenicia (nay thuộc Liban)[4] với tên gọi Marcus Julius Gessius Bassianus Alexianus.[5] Cha của ông là Marcus Julius Gessius Marcianus, một pro magistratu tại Syria.[6] Mẹ của ông là Julia Avita Mamaea, người con gái thứ hai của Julia Maesa và một quý tộc người Syria tên là Julius Avitus, và là dì ruột của hoàng đế Elagabalus.[7] Alexandros có một chị tên là Theoclia, nhưng hiện có rất ít điều được biết đến về bà. Dì của mẹ Alexandros là Julia Domna (em gái của Maesa), hoàng hậu của hoàng đế Lucius Septimius Severus. Như vậy, Hoàng đế CaracallaGeta Publius Septimius đều là anh chị em họ bên ngoại của mẹ ông.[8]

Năm 221, bà của Alexandros, Maesa, đã thuyết phục Hoàng đế nhận người em họ của mình thành người thừa kế và với việc được tấn phong trở thành Caesar sau đó, ông đã được Bassianus đổi tên thành Alexandros.[9] Trong năm sau, tức vào ngày 11 tháng 3 năm 222, Elagabalus đã bị ám sát, Alexandros được tấn phong làm hoàng đế bởi đội cận vệ Praetoriani và được chấp thuận bởi Viện Nguyên lão.[10]

Khi Alexandros trở thành hoàng đế, ông đang còn rất trẻ, chỉ mới 13 tuổi, và hoàn toàn nằm dưới quyền nhiếp chính của mẹ ông.[11] Julia Mamaea là một người phụ nữ đức hạnh,[12] và bà cho nhiều cố vấn có tài theo hầu hoàng đế, dưới chính quyền của pháp quan thái thú Ulpian.[13] Bà nhìn nhận rất rõ sự phát triển về tính cách của con trai mình và nâng cao phong thái của chính quyền thời bấy giờ.[14]

Về mặt khác, Julia là một mẫu phụ nữ ghen tuông.[15] Bà sắp xếp cuộc hôn nhân giữa Alexandros và Sallustia Orbiana, con gái của một quý tộc cao quý. Nhưng nhận thấy sự ảnh hưởng của Sallustia tới Alexandros là quá lớn và cha cô ta đã tham gia vào một vụ ám sát hụt hoàng đế nên bà đã quyết định trục xuất con dâu mình ra khỏi triều.[16] Ngoài ra, bà cũng cố gắng xa lánh quân đội,[17] bà cũng biết rằng, con trai bà cũng chưa đủ mạnh để có thể áp đặt nền kỷ luật lên quân đội.[8]

Những cuộc nổi dậy trở nên thường xuyên trên toàn đế quốc, ở Roma, đội cận vệ Praetoriani đã nổi loạn do không hài lòng những hành động của Pháp quan thái thú Ulpian. Một cuộc bạo loạn diễn ra ba ngày đã nổ ra tại Roma giữa dân chúng và Praetoriani, nó chỉ kết thúc sau cái chết của Ulpian, người đã bị săn lùng và giết chết ngay dưới chân của vị Hoàng đế. Tại nhiều tỉnh của đế quốc, điển hình là Illyricum, Mauritania, Armenia, Mesopotamia và tại Germania, đã nổ ra nhiều cuộc nổi loạn, và chúng chỉ kết thúc khi viên chỉ huy của mình bị sát hại và quyền lợi của mình được tăng lên.[16]

Trong suốt triều đại của mình, Alexandros đã cho xây dựng một số công trình lớn cuối cùng tại Roma trước thời của Diocletian. Ông đã xây dựng hệ thống dẫn nước cuối cùng của La Mã cổ đại, Aqua Alexandrina, với chiều dài 22 km, dẫn nước về Thermae Nero, nó đã được đổi tên thành Thermae Alexandrinae sau khi hoàng đế bằng hà.[18]

Đăng quang ở tuổi 13, Alexandros Severus trở thành hoàng đế trẻ nhất trong lịch sử La Mã.[16][19][20]